Nên cầm chuột cách nào và ưu nhược điểm của mỗi cách là gì?

Ngày tạo: 17/11/2021 by Admin

Nên cầm chuột cách nào và ưu nhược điểm của mỗi cách là gì?

 

Chuột máy tính là một trong hai thiết bị ngoại vi quan trọng để giao tiếp với PC (bên cạnh bàn phím). Tốc độ và cách dùng chuột có thể ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất làm việc, hiệu suất gaming và đặc biệt, quan trọng hơn là sức khỏe của cơ xương khớp trong thời gian dài. Hôm nay mời anh em cùng phongcachxanh tìm hiểu các cách cầm chuột phổ biến nhất hiện nay, ưu và nhược điểm của từng cách nhé. Biết đâu sau khi đọc bài này, anh em thay đổi suy nghĩ và thử tập để chuyển sang một cách cầm khác nhanh nhạy hơn đấy.

Nói về công dụng: chuột máy tính được phân làm 2 nhóm: nhóm văn phòng và nhóm gaming. Nhóm văn phòng là các chuột có cấu trúc, thiết kế gọn nhẹ, thanh lịch, số lượng nút bấm không quá 5, hình dáng cổ điển không quá cầu kỳ, góc cạnh và thường có trọng lượng từ 80g trở xuống. Nhóm chuột gaming thì muôn hình vạn trạng, với đủ các kích cỡ, hình dáng, màu sắc, hiệu ứng và tính năng khác nhau. Độ phức tạp có thể nói là vượt xa mức tưởng tượng của một số người. Với nhóm chức năng này thì tùy vào loại game và sở thích cá nhân mà mỗi người sẽ có lựa chọn riêng cho mình.

Và dù cho đang dùng chuột để làm gì, thì 99.99% sẽ rơi vào ba kiểu cầm chuột phổ biến sau đây:

  •  Palm grip: đặt cả bàn tay lên chuột. Là tư thế phổ biến nhất. Ưu điểm: rất thoải mái, dễ phối hợp giữa cổ tay và bàn tay. Nhược điểm: tốc độ bấm không bằng các kiểu còn lại và có thể bấm trước nếu cần thao tác nhanh, cổ tay phải chuyển động nhiều có thể làm mỏi khớp. Palm grip hợp với chuột lớn và có thiết kế công thái học.
  • Claw grip: đặt các ngón tay lên chuột. Các ngón tay cong lên để vị trí tiếp xúc giữa đầu ngón tay và chuột tốt hơn. Ưu điểm: di chuyển tốc độ cao, bấm chuột chính xác hơn. Nhược điểm: mất thời gian khá lâu để làm quen và có thể bị mỏi cơ xương khớp khi dùng lâu. Claw grip nên dùng với chuột có kích cỡ trung bình.
  • Fingertip grip: không đặt bàn tay lên chuột. Gần như không đặt bàn tay lên chuột mà chỉ tiếp xúc bằng các ngón tay. Cách này ít phổ biến nhất và rất khó làm quen. Ưu điểm: Khi quen rồi có thể di chuột tốc độ cao và bấm cực kỳ chính xác. Nhược điểm: Thời gian học lâu và dùng lâu có thể mỏi bàn tay. Cách cầm này hợp với chuột nhỏ và siêu nhẹ

Giờ ta sẽ lần lượt tìm hiểu sâu hơn về được mất của từng cách cầm chuột này nhé.

1/ Palm grip: đặt cả bàn tay lên chuột. 

Ưu điểm:

  • Với cách cầm này, ngón tay sẽ luôn nằm trên và được nâng đỡ hầu như hoàn toàn bởi thân chuột nên các ngón sẽ ít mỏi hẳn trong các kiểu cầm. Ngoại lệ có ngón trỏ và ngón giữa với một số kiểu chuột gaming đặc biệt.
  • Plan grip giúp kiểm soát tốt hơn vì toàn bộ bàn tay đều bám vào thân chuột, thao tác có độ chính xác tốt.
  • Đây là kiểu bấm phổ biến nhất, rất dễ làm quen, và đặc biệt thanh lịch với người làm văn phòng.
  • Đây là kiểu cầm rất dễ làm quen đối với người mới. Thường thì anh em chúng ta đều cầm chuột từ nhỏ rồi nên chẳng cầm làm quen nữa. Tuy nhiên nếu các bạn nam hướng dẫn bạn gái chơi game thì có thể chỉ họ cầm kiểu này.

Nhược điểm:

  • Vì toàn bộ bàn tay áp vào thân chuột nên cầm lâu dễ bị bí hơi và đổ mồ hôi tay, gây trơn trượt và bấm không chính xác nữa.
  • Palm grip thường hợp hơn với các loại chuột có kích thước to, thân mềm mại và có độ nhô lên cao, tốt nhất là đi kèm với thiết kế công thái học cao. Và một con chuột máy tính thỏa hết các yêu cầu này thì giá thường cao hơn.
  • Khi cầm chuột kiểu này, do ngón trỏ và ngón giữa cũng nằm sát xuống ôm sát lấy thân chuột và tựa lên các phím chuộc nên khi cần bấm phím các ngón sẽ phải làm thao tác co lên rồi mới bấm xuống. Đây là kiểu bấm tốn nhiều lực nhất trong các kiểu, đồng thời cho tốc độ bấm kém nhất, và cũng dễ gây mỏi ngón tay nếu bấm nhiều bấm nhanh.

Nếu chỉ làm việc văn phòng thì đây là kiểu bấm chuột được khuyên dùng vì độ thẩm mỹ cao, dáng tay đẹp, các ngón tay trông cũng thanh lịch hơn. Nữ chơi game cũng có thể dùng cách này vì dễ học, dễ tiếp cận. Nhưng nếu bạn chơi các game chuyên dụng hoặc game tốc độ cao, hạng nặng thì không nên dùng kiểu cầm chuột này, sẽ rất mỏi, tốc độ và độ chính xác cũng không cao bằng hai kiểu còn lại.

2/ Claw grip: đặt các ngón tay lên chuột. 

Ưu điểm:

  • Kiểu cầm chuột này thì một nữa phần dưới của bàn tay vẫn tì vào đuôi chuột, còn các ngón tay sẽ co lại hoạt động trên thân chuột, nói chung là chỉ có các đầu ngón tay chạm vào nút bấm thôi. Đây là một kiểu cầm cân bằng giữa palm grip và fingertip. Nó cho cảm giác kiểm soát tốt và thoáng khí vừa đủ.
  • Đây là kiểu cầm rất được các game thủ chuyên nghiệp dùng vì nó giúp cảm giác bấm tốt hơn, tay bám chắc vào các nút chức năng hơn, đặc biệt là tốc độ bấm chuột nhanh hơn hết so với tất cả các kiểu cầm chuột hiện đang có.
  • Do ngón tay hơi co lại trong khi các khớp ngón tay cũng được cố định chắc chắn như palm grip nên bạn sẽ mất ít lực hơn để click chuột trong khi vẫn có cảm giác click chắc chắn.
  • Quá trình học tập và làm quen với kiểu cầm chuột này cũng khá nhanh dễ dàng. Ai cầm palm grip thì rất dễ chuyển sang kiểu cầm này vì về cơ bản chúng không khác nhau là mấy, chỉ đơn giản là co tay lại bỏ đi các điểm tiếp xúc không cần thiết thôi.

Nhược điểm:

  • Do cũng cùng nguyên tắc như cách cấm palm grip, nghĩa là lòng bàn tay và khu vực gần cổ tay vẫn áp sát vào thân và đầu chuột nên tình trạng bí và mồ hôi tay vẫn còn, nhưng tất nhiên đỡ hơn hẳn so với palm.
  • Độ thẩm mỹ không cao bằng palm grip, tay cầm chuột nhìn không đẹp mắt và thanh lịch cho lắm, nên kiểu bấm này thường được mấy anh nam chuộng hơn.
  • Form cầm này không quá kén chuột như palm grip. Tuy nhiên để cầm tốt thì bạn vẫn phải chọn chuột cho kỹ thì cầm mới tốt được, đặc biệt là chọn phần chiều dài chuột vừa tầm, để ngón tay có thể cong lên tự nhiên mà không gượng ép. Nếu chọn chuột quá lớn vượt tầm tay thì có thể các ngón tay sẽ không cong lên được mà sẽ bị lệch sang một bên. Nên cần chú ý chọn để không phản tác dụng.

3/ Fingertip grip: không đặt bàn tay lên chuột.

Ưu điểm:

  • Dáng tay cầm cũng khá thanh lịch và trông có vẻ rất nhẹ nhàng, vừa phù hợp với công việc văn phòng mà cũng hợp để gaming.
  • Khai thác được độ linh hoạt và khả năng co duỗi của ngón tay, cho phép phản ứng nhanh, tăng tầm di chuột và giảm tải cho cổ tay. Người cầm chuột kiểu này thường ít mỏi cổ tay hơn so với 2 kiểu cầm còn lại.
  • Kiểu cầm này chỉ tiếp xúc với chuột ở các đầu ngón tay nên rất thoáng khí và khó đổ mồ hôi.
  • Kiểu cầm ‘trên không’ này thích hợp cho những con chuột nhỏ và có trọng lượng siêu nhẹ.
  • Dáng tay cầm cũng khá thanh lịch và trông có vẻ rất nhẹ nhàng, vừa phù hợp với công việc văn phòng mà cũng hợp để gaming sương sương.

Nhược điểm:

  • Do kiểu cầm này yêu cầu thao khả năng kiểm soát ngón tay tốt, khác hẳn với 2 kiểu cầm cơ bản còn lại nên sẽ khá khó để làm quen, đặc biệt với ai đang dùng hai kiểu kia mà chuyển qua thì càng khó hơn, luôn cảm thấy tay mình lơi khơi không điểm tựa.
  • Do lòng bàn tay và phần khớp MCP không được cố định nên thao tác thường kém chính xác, khó áp dụng hiệu quả khi chơi game.
  • Rất dễ bị mỏi ngón so với các kiểu cầm khác.

Nguyên tắc cầm chuột đúng và tốt cho sức khỏe

Dù bạn chọn cách cầm chuột như thế nào thì một tư thế cầm chuột chuẩn và lành mạnh vẫn phải luôn hội đủ 3 yếu tố sau (theo lời khuyên từ các chuyên gia chấn thương chỉnh hình thế giới)

– Vị trí cầm chuột phù hợp. Chuột không nên để quá gần hay quá xa màn hình, nếu để gần thì bạn không tự do thao tác, để xa dễ dẫn đến mỏi tay. Tốt nhất chuột nên để cạnh bên và song song với bàn phím.

– Chọn tốc độ con trỏ phù hợp. Độ nhạy, tốc độ của chuột bạn có thể chỉnh được và bạn hãy chỉnh cho đến lúc ưng ý nhất.

– Bàn tay và cổ tay đặt thẳng hàng khi cầm chuột, bạn không nên xoay cổ tay quá nhiều khi chỉnh chuột. Do cổ tay là vị trí dễ bị tổn thương nhất nên bạn cố gắng tập thói quen di chuyển cả cánh tay để dùng chuột.

Lần nữa mình chỉ muốn nói rằng: không có kiểu cầm chuột đúng hoàn toàn, chỉ là cầm chuột đúng chuẩn khoa học khuyên dùng của các chuyên gia và chọn một trong các kiểu để mình thoải mái nhất và ít thấy mỏi nhất thôi.

Chúc anh em tìm được kiểu cầm chuột lý tưởng và phù hợp nhất với mình.

Bài viết liên quan

Back to School - Wonderfull iGEN 2022

Back to School - Wonderfull iGEN 2022

Sự kết hợp giữa PATECH & intel tại các Trường đại học / Cao Đắng phía Nam . Cơ hội tuyệt vời cho các bạn sinh viên được trải nghiệm các sản phẩm thời thượng thiết thực,... Xem chi tiết

Hướng dẫn sử dụng công cụ update firmware cho cáp sạc Pisen iWatch

Hướng dẫn sử dụng công cụ update firmware cho cáp sạc Pisen iWatch

Hướng dẫn sử dụng công cụ update firmware cho cáp sạc pisen iWatch, nâng cấp cáp sạc Pisen iwatch trở nên tốt hơn, giúp bạn yên tâm khi sử dụng ! Xem chi tiết

Nên chọn keycap profile Cherry hay profile OEM?

Nên chọn keycap profile Cherry hay profile OEM?

“Cherry profile” và “OEM profile” cùng là profile hết, vậy thì chúng khác nhau thế nào và ưu nhược điểm ra sao? Nên chọn loại keycap profile nào? Xem chi tiết

Bộ nhận dạng PATECH

Bộ nhận dạng PATECH

Thời gian không có mốc son sẽ trở nên vô vị, lịch sử không có cột mốc đáng nhớ sẽ không thể hào hùng. Đánh dấu 10 năm xây dựng phát triển PATECH, chúng tôi cho ra mắt bộ nhận dang thương hiệu... Xem chi tiết

Switch Silver Speed là gì? Có gì khác so với các dòng switch hiện tại của Cherry?

Switch Silver Speed là gì? Có gì khác so với các dòng switch hiện tại của Cherry?

Hôm nay chúng ta sẽ bàn về dòng switch Linear nổi tiếng của Cherry, và spot light là dành cho model switch Silver Speed (lý do sao chọn em nó làm chủ đề thì tí mình tiết lộ nhé) Xem chi tiết